Thuốc chữa bỏng nắng (cháy nắng) - THÔNG TIN THUỐC

THÔNG TIN THUỐC

Chia sẻ thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc, cảnh giác dược.

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Tuesday, July 3, 2018

Thuốc chữa bỏng nắng (cháy nắng)

Bỏng nắng (cháy nắng) là tình trạng phổ biến mỗi khi mùa hè đến ở các nước nhiệt đới. Phơi nắng lâu ở ngoài trời, ví dụ đi bơi, đi biển, làm việc ngoài trời mà không có biện pháp che chắn, bảo vệ làn da phù hợp sẽ khiến da bị bỏng nắng. Có nhiều cách để xử trí bỏng nắng, trong đó dùng thuốc là một cách xử trí rất hữu hiệu. Bài viết này chia sẻ một số gợi ý cho đơn thuốc chữa bỏng nắng để bạn đọc tham khảo.

Bỏng nắng (cháy nắng) thường xảy ra vào mùa hè có thể chữa hiệu quả bằng thuốc
Bỏng nắng (cháy nắng) thường xảy ra vào mùa hè có thể chữa hiệu quả bằng thuốc

1. Các triệu chứng của bòng nắng

Bỏng nắng hay còn gọi là cháy nắng là tình trạng xảy ra khi da tiếp xúc liên tục, thời gian dài dưới ánh nắng. Ánh nắng và tia cực tím chiếu vào da quá nhiều có thể gây cháy da, bỏng da. Các triệu chứng bỏng nắng chủ yếu là các triệu chứng tại chỗ:

  • Vùng da bị bỏng nắng ửng đỏ, sưng nề
  • Có cảm giác đau rát, ngứa như bị kim châm ở toàn bộ vùng da bị bỏng nắng. Cảm giác này có thể kéo dài vài tiếng đến 2 ngày sau khi phơi nắng
  • Da có thể bị rộp, bong tróc kéo dài vài ngày
  • Trong một số trường hợp bỏng nắng, bệnh nhân còn bị sốt


2. Thuốc chữa bỏng nắng (cháy nắng)

Thuốc chữa bỏng nắng (cháy nắng) gồm thuốc bôi da điều trị tại chỗ và thuốc dùng đường uống. Các thuốc bôi da được sử dụng nhằm mục đích giảm đau, dưỡng ẩm, chống viêm, sát khuẩn, tái tạo tế bào da. Một số kem bôi da phổ biến trên thị trường hiện nay có thể sử dụng để bôi da bỏng nắng là: 

  • Panthenol (Bepanthen)
  • Các loại kem nghệ (Levigatus, kem nghệ Thái Dương, ery nghệ,...)
  • Kem bôi da vitamin E (Enat cream)
  • Kem bôi KamiStad vốn để điều trị nhiệt miệng nhưng có thể dùng tốt cho trường hợp này do có thành phần giảm đau tai chỗ (Lidocain) và tinh chất hoa cúc.


Trong trường hợp bỏng nắng kèm theo ngứa, kích ứng thì uống thêm thuốc chống dị ứng loại kháng histamin H1 như Clorpheniramin 4, Phenergan, Loratadin, Telfast. Nếu bệnh nhân đau nhiều hoặc kèm theo sốt thì uống thêm Paracetamol (Panadol) giảm đau, hạ sốt.

Trên đây là một số thuốc thường dùng để chữa bỏng nắng (cháy nắng). Ngoài ra, vùng da bị bỏng nắng cần tuyệt đối tránh phơi nắng cho đến khi hồi phục hoàn toàn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần uống nhiều nước để làm mát từ bên trong và giúp hồi phục vùng da tổn thương nhanh hơn. 

Post Bottom Ad