Uống kháng sinh khi no hay đói? - THÔNG TIN THUỐC

THÔNG TIN THUỐC

Chia sẻ thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc, cảnh giác dược.

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thursday, July 28, 2016

Uống kháng sinh khi no hay đói?

Kháng sinh là một loại thuốc thiết yếu, được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Hầu như ai cũng đã từng phải uống thuốc kháng sinh. Có nhiều người phải uống kháng sinh thường xuyên do mắc bệnh mạn tính hoặc do sức đề kháng kém, hay bị nhiễm khuẩn. Mọi người đều uống kháng sinh khi no đối với mọi loại kháng sinh. Tưởng rằng như vậy là đúng nhưng thực ra đấy lại là một sai lầm.

Uống kháng sinh khi đói hay no là hợp lý?
Uống kháng sinh khi đói hay no là hợp lý?

1. Tại sao lại có thói quen uống kháng sinh khi no?

Nhiều người có nỗi lo sợ mơ hồ rằng kháng sinh gây hại cho dạ dày. Chính vì vậy mọi người thường bảo nhau phải ăn cái gì đã, lót dạ rồi uống kháng sinh mới không "xót ruột". Từ thuở nhỏ các em bé đã được bố mẹ cho uống thuốc theo cách đó rồi, ăn tí cháo hoặc chít ít cũng uống tí sữa đã rồi mới uống thuốc. Việc này cứ lặp đi lặp lại nên mặc định trong suy nghĩ mọi người khi lớn lên là cứ phải uống thuốc khi no.

Quan điểm uống thuốc như vậy là sai lầm. Thực tế, để phát huy tác dụng điều trị tốt nhất, đa số kháng sinh nên uống khi đói. Một số thuốc kháng sinh cần uống khi no, nhưng số lượng này ít hơn.

2. Kháng sinh nào nên uống khi no?

2.1. Các kháng sinh gây kích ứng đường tiêu hóa

Một số kháng sinh gây kích ứng đường tiêu hóa thì nên uống khi no (uống trong bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn). Khi ấy thuốc được trộn lẫn với thức ăn nên hạn chế được tác dụng phụ gây kích ứng đường tiêu hóa. Các loại kháng sinh nên uống khi no do kích ứng đường tiêu hóa có thể kể tới nhóm kháng sinh quinolon (ciprofloxacin- ciprobay, ofloxacin, ...), nhóm imidazol (metronidazol, tinidazol,...), tetracyclin

2.2. Các kháng sinh bền với acid, dịch vị dạ dày

Môi trường tại dạ dày luôn là acid (pH 2-4). Khi no, thời gian thức ăn và thuốc lưu lại tại dạ dày lớn hơn rất nhiều khi đói. Vì vậy chỉ những kháng sinh bền với acid và dịch vị dạ dày mới có thể uống được khi no.

3. Các kháng sinh nên uống khi đói

Các kháng sinh nên uống khi đói (uống xa bữa ăn) là các kháng sinh không bền vững trong môi trường dịch vị hoặc giảm hấp thu do thức ăn. 

Các loại kháng sinh nên uống khi đói (1 giờ trước bữa ăn hoặc 2h sau bữa ăn) rất nhiều, bao gồm đa số kháng sinh đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Có thể kể tới nhóm kháng sinh penicillin (penicillin V, Amoxicillin, ampicillin,...), nhóm kháng sinh Cephalosporin (Cephalexin, zinnat- cefuroxim, cefixim, cefpodoxim,...), nhóm kháng sinh macrolid (azythromycin- zitromax, erythromycin, clarythromycin, ...).
Zitromax, một kháng sinh nhóm Macrolid nên uống khi đói để hấp thu tốt hơn
Zitromax, một kháng sinh nhóm Macrolid nên uống khi đói để hấp thu tốt hơn

Như vậy có thể thấy đa số kháng sinh nên uống khi đói chứ không phải nên uống khi no như chúng ta lầm tưởng. Việc uống kháng sinh đúng thời điểm giúp kháng sinh hấp thu tốt, đạt được nồng độ điều trị và hạn chế nguy cơ kháng thuốc. 
 

Post Bottom Ad