Thuốc cảm cúm gây tăng huyết áp - THÔNG TIN THUỐC

THÔNG TIN THUỐC

Chia sẻ thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc, cảnh giác dược.

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thursday, October 19, 2017

Thuốc cảm cúm gây tăng huyết áp

Thuốc cảm cúm và triệu chứng tăng huyết áp mới nghe tưởng chừng như chẳng có liên quan gì đến nhau. Tuy nhiên trong thực tế, ngày càng có nhiều báo cáo về hiện tượng tăng huyết áp khi dùng thuốc cảm cúm. Không phải là tất cả nhưng có một số thuốc điều trị cảm cúm có tác dụng phụ gây tăng huyết áp. Ở Việt Nam, những thuốc này không phải là ít, trong số đó có những thuốc đang được sử dụng hết sức phổ biến nhiều năm nay.

Nhiều thuốc cảm cúm phổ biến hiện nay có tác dụng phụ gây tăng huyết áp
Nhiều thuốc cảm cúm phổ biến hiện nay có tác dụng phụ gây tăng huyết áp

1. Các thuốc cảm cúm gây tăng huyết áp

Các thuốc cảm cúm gây tăng huyết áp là những thuốc trong công thức có thành phần hoạt chất cường giao cảm (giống giao cảm). Thành phần này được sử dụng nhằm mục đích gây co mạch tại niêm mạc mũi xoang, chống xung huyết và chống nghẹt mũi. Xung huyết, nghẹt mũi là một trong số những triệu chứng khó chịu nhất của bệnh cảm cúm.

Các hoạt chất cường giao cảm, giống giao cảm được sử dụng phổ biến nhất trong thuốc điều trị cảm cúm là Phenylephrine và Phenylpropanolamin.

Các thuốc uống điều trị cảm cúm ở Việt Nam hiện nay thường phối hợp nhiều thành phần với tác dụng điều trị các triệu chứng cảm cúm. Công thức phổ biến nhất vẫn là sự phối hợp của Paracetamol với một thuốc kháng Histamin H1. Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả điều trị, một số thuốc có thêm thành phần cường giao cảm hoặc giống giao cảm. Điển hình là thuốc cảm cúm TiffyDecolgen  (có Phenylephrine), Panadol cảm cúm.

2. Tác dụng phụ tăng huyết áp của thuốc cảm cúm

Phenylephrine hay Phenylpropanolamin có tác dụng gây co mạch, tăng nhịp tim và tăng huyết áp. Tác dụng gây tăng huyết áp của những hoạt chất này người ta đã biết từ lâu. Tuy nhiên với hàm lượng trong công thức thuốc điều trị cảm cúm, nhiều nhà sản xuất đã chủ quan khi không chống chỉ định với người bệnh tăng huyết áp. Ví dụ, thuốc Panadol cảm cúm.

Một số có chống chỉ định với người bệnh cao huyết áp như Tiffy, Decolgen tuy nhiên người dân và đặc biệt là dược sỹ bán thuốc đa số không để ý. Chính vì thế hiện tượng người bệnh cao huyết áp dùng các thuốc cảm cúm loại này ở Việt nam là rất phổ biến.

Thời gian gần đây, tại các Bệnh viện ghi nhận một số ca tăng huyết áp kịch phát và đột quỵ có liên quan đến việc sử dụng các thuốc cảm cúm. Điều này đặt ra vấn đề cần phải cảnh báo cho người dân và đặc biệt là các dược sỹ đứng quầy về tác dụng phụ tăng huyết áp của thuốc cảm cúm. Hãy lưu ý và thận trọng trong tư vấn bán thuốc, nhất là khi bán thuốc cảm cúm cho người cao tuổi. Nếu người bệnh bị cao huyết áp, tốt nhất nên tư vấn cho họ chuyển sang các thuốc cảm cúm loại khác.    

  

Post Bottom Ad