Nhai thuốc khi uống- Thói quen nguy hiểm - THÔNG TIN THUỐC

THÔNG TIN THUỐC

Chia sẻ thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc, cảnh giác dược.

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thursday, November 16, 2017

Nhai thuốc khi uống- Thói quen nguy hiểm

Nhai thuốc khi uống là thói quen của nhiều người. Ngoại trừ dạng viên nhai kiểu như thuốc tẩy giun Fugacar, các dạng thuốc viên uống như viên nén, viên nang đúng ra phải được nuốt chửng với nước thì lại bị nhai nát trước khi nuốt. Đây là cách uống thuốc không đúng, trong nhiều trường hợp còn có thể gây nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng.

Nhai thuốc, nghiền thuốc trước khi uống có thể gây nguy hiểm
Nhai thuốc, nghiền thuốc trước khi uống có thể gây nguy hiểm

1. Tại sao nhai thuốc khi uống lại nguy hiểm?

Ngoại trừ viên nhai, các dạng thuốc viên uống đã được nghiên cứu để có khả năng giải phóng dược chất từ từ sau khi uống. Việc này đảm bảo duy trì nồng độ điều trị, vừa đảm bảo hiệu quả điều trị vừa không gây quá liều, ngộ độc thuốc.

Đối với thuốc viên nén thông thường, sau khi được uống sẽ được rã ra thành các tiểu phân nhỏ hơn (tá dược và các hạt Pellet). Lúc này dược chất được giải phóng 1 phần. Sau đó các pellet lại tiếp tục phân rã, giải phóng dược chất và các tá dược. Với viên nang, sau khi uống, vỏ nang được hòa tan bởi nước, dịch tiêu hóa làm giải phóng bột thuốc hoặc các Pellet (tùy loại). Các Pellet tiếp tục phân rã làm giải phóng dược chất.
Tất cả các quá trình trên đều đã được nghiên cứu rất kỹ để kiểm soát được tỷ lệ và tốc độ giải phóng dược chất phù hợp. Tất nhiên việc này chỉ đúng khi mà uống thuốc đúng cách, thông thường là nuốt chửng viên thuốc cùng với nước.

Trong trường hợp viên thuốc đã bị nhai hoặc nghiền nát trước khi uống, việc giải phóng dược chất bị mất kiểm soát. Dược chất được giải phóng một cách ồ ạt ngay lập tức có thể gây quá liều hoặc ngộ độc thuốc.

2. Một số thuốc phổ biến gây nguy hiểm khi nhai

Trong thực tế, thuốc phổ biến nhất gây nguy hiểm khi nhai là thuốc huyết áp Nifedipin ( Adalat 10mg, 30 mg). Một số người uống thuốc theo cách này đã bị hạ huyết áp đột ngột quá mức. Nhẹ thì gây hoa mắt chóng mặt, xây xẩm mặt mày. Trường hợp nặng thì bị đột quỵ hay nhồi máu cơ tim do áp lực tưới máu giảm mạnh.

Thuốc kháng histamin (điều trị cảm cúm, viêm mũi dị ứng, ho,...) cũng có thể gây ngộ độc khi nhai. Một số triệu chứng có thể gặp là đau đầu, lơ mơ, buồn ngủ và khô miệng.
Thuốc cảm cúm có chứa hoạt chất giống giao cảm (Tiffy, decolgen, panadol cảm cúm,...) khi nhai có thể gây tăng huyết áp, loạn nhịp tim.

3. Người già hay nhai thuốc khi uống

Thói quen nhai thuốc khi uống thường gặp ở người già. Lý do là chức năng tiêu hóa ở người già bị suy giảm. Lượng nước bọt tiết ra ít cộng với phản xạ nuốt giảm khiến người già gặp khó khăn khi nuốt cả viên thuốc. Chính vì thế các cụ hay nhai thuốc hoặc nghiền thuốc trước khi nuốt.

Việc nghiền thuốc cũng hay gặp ở trẻ nhỏ khi các bé chưa nuốt được cả viên thuốc lớn.

Nhai thuốc khi uống thực sự là một thói quen không tốt và có thể gây nguy hiểm. Việc nhai thuốc, nghiền thuốc khi uống thường gặp ở những đối tượng gặp khó khăn khi nuốt viên thuốc. Đối với các cụ già, tốt nhất nên lựa chọn viên nang thay cho viên nén để dễ nuốt hơn. Đối với trẻ em, nên lựa chọn dạng thuốc siro hoặc thuốc bột thay cho việc nghiền viên cứng. Tuyệt đối không được nhai, nghiền các thuốc có ký hiệu 12-hour, 24-hour, CC, LA, Retard, SR, XL, SR, CD, CR,...
  

Post Bottom Ad