Cảnh báo tình trạng ngộ độc Paracetamol - THÔNG TIN THUỐC

THÔNG TIN THUỐC

Chia sẻ thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc, cảnh giác dược.

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Monday, September 11, 2017

Cảnh báo tình trạng ngộ độc Paracetamol

Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Là một thuốc thuộc nhóm N-Saids nhưng khác với các thuốc còn lại, Paracetamol gần như không có tác dụng chống viêm, chỉ có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Paracetamol cũng được đánh giá là ít tác dụng phụ và an toàn hơn cả so với các thuốc còn lại trong nhóm. Chính vì thế mà tại Việt Nam, Paracetamol được xếp vào nhóm thuốc không cần kê đơn. Một số biệt dược phổ biến của Paracetamol tại Việt Nam hiện nay có thể kể tới là Panadol, Efferalgan, Hapacol,....Tuy nhiên trong thực tế sử dụng, do chủ quan và thiếu hiểu biết mà tình trạng ngộ độc Paracetamol khá phổ biến và mức độ phổ biến ngày càng tăng.

Tình trạng ngộ độc Paracetamol đang diễn ra khá phổ biến
Tình trạng ngộ độc Paracetamol đang diễn ra khá phổ biến 

1. Tác dụng không mong muốn của Paracetamol

Với liều điều trị, tác dụng không mong muốn của Paracetamol rất ít gặp. Một số tác dụng không mong muốn của Paracetamol được ghi nhận gồm có:

  • Ban da
  • Nôn, buồn nôn
  • Rối loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu
  • Thường gặp nhất là hoại tử tế bào gan khi dùng liều cao và (hoặc) kéo dài.

2. Cơ chế gây ngộ độc của Paracetamol

Bản thân Paracetamol không gây độc cho gan, chất gây độc cho gan là sản phẩm chuyển hóa của Paracetamol khi đi vào cơ thể. Với liều điều trị, Paracetamol được hấp thu hoàn toàn sau khi uống khoảng 1 giờ. Một chất chuyển hóa của Paracetamol là N-acetyl-p-benzoquinoneimine (NAPQI) gắn với màng tế bào gan và được trung hòa bởi Glutathion của gan. Tuy nhiên khi uống Paracetamol với liều quá cao hoặc uống Paracetamol dài ngày thì lượng Glutathion của gan không đủ để trung hòa. Khi glutathion gan cạn kiệt,   NAPQI không được trung hòa sẽ gây độc tế bào gan, làm hoại tử tế bào gan. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi vì tế bào gan không thể hồi phục.

3. Triệu chứng khi bị ngộ độc Paracetamol

Khi bị ngộ độc Paracetamol, người bệnh có biểu hiện chán ăn, buồn nôn, vã mồ hôi, khó chịu, có thể đau hạ sườn phải. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể tử vong do suy đa tạng (gan, thận).

4. Xử trí ngộ độc Paracetamol

Ngay khi uống quá liều Paracetamol, cần phải nhanh chóng gây nôn bằng cách móc họng, ăn mùn thớt,..... Có thể kết hợp với cho bệnh nhân dùng than hoạt, uống nước chè đặc để giảm hấp thu Paracetamol. Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí tiếp.

5. Phòng ngừa ngộ độc Paracetamol


  • Tuân thủ liều điều trị của Paracetamol. Liều thông thường của Paracetamol là 10- 15 mg/ kg cân nặng/ lần. Với người lớn, tổng liều Paracetamol không quá 4g/ ngày.
  • Khi bị sốt dùng Paracetamol với liều thông thường không đỡ, nên hỏi ý kiến của thầy thuốc để đổi thuốc khác bởi vì có nhiều trường hợp bệnh không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với Paracetamol. Không nên tự ý tăng liều điều trị.
  • Trường hợp sốt cao kéo dài (trên 3 ngày) không dứt, cần đưa người bệnh đến bệnh viện để được khám và điều trị.


Trên đây là một số cảnh báo về tình trạng ngộ độc Paracetamol. Mặc dù là thuốc không phải kê đơn và được đánh giá là an toàn nhưng nếu chủ quan hoặc thiếu kiến thức về thuốc thì rất dễ xảy ra tình trạng ngộ độc. Ngộ độc Paracetamol hiện nay là khá phổ biến và thường để lại di chứng rất nặng nề, thậm chí tử vong. 

Post Bottom Ad