Một phương pháp điều trị ung thư mới tại Đại học Stanford (Mỹ) đã được thử nghiệm thành công trên chuột. Phương pháp này sử dụng các chất kích thích miễn dịch (vắc xin) nhắm mục tiêu tiêu diệt các khối u. Kết quả thu được rất đáng khích lệ, mở ra hy vọng mới trong điều trị ung thư ở người.
Tiến sỹ Ronald Levy- trưởng nhóm nghiên cứu vắc xin ung thư đại học Stanford |
Tiến sĩ Ronald Levy, tác giả chính đã chia sẻ về thử nghiệm của nhóm nghiên cứu. Họ đã phối hợp 2 "tác nhân miễn dịch" để tiêm cho chuột, kết quả trong việc loại bỏ khối u ở chuột là rất đáng kinh ngạc.
Thí nghiệm được thực hiện ở 90 con chuột và đã thành công trong việc loại bỏ các khối u ở 87 con. Ung thư đã tái phát ở 3 con trong số đó nhưng sau đó lại thoái hóa khi được điều trị một liệu trình miễn dịch khác. Nghiên cứu cũng thành công ở những con chuột bị u vú, đại tràng và u ác tính.
Thử nghiệm thành công vắc xin ung thư trên chuột lần này mở ra nhiều hy vọng điều trị ung thư ở người |
Trong số hai "tác nhân miễn dịch" được sử dụng trong nghiên cứu (công bố trên tạp chí Science Translational Medicine), một trong số đó đã được phê duyệt để sử dụng ở người. Tác nhân thứ hai hiện đang tham gia vào một thử nghiệm điều trị u lymphoma.
Nghiên cứu giải thích rằng khi hệ thống miễn dịch phát hiện các tế bào ung thư trong cơ thể, tế bào T của nó tấn công khối u. Tuy nhiên sau một thời gian, khối u biết cách vượt qua sự tấn công của hệ miễn dịch để tiếp tục phát triển. Trong thử nghiệm của Ronald Levy, hai chất tăng cường miễn dịch khi tiêm vào cơ thể sẽ làm trẻ hóa lại các tế bào T chống ung thư của hệ miễn dịch. Những tế bào này sẽ lần lượt tìm kiếm tế bào ung thư để tiêu diệt.
Kết quả thu được từ nghiên cứu lần này của Đại học Stanford là hết sức đáng khích lệ. Nó làm thay đổi quan điểm điều trị ung thư truyền thống và mở ra những hy vọng cho cuộc chiến chống lại căn bệnh nan y này. (Nguồn: Daily News)