Top 5 điều cần biết về thuốc long đờm Acetyl cystein - THÔNG TIN THUỐC

THÔNG TIN THUỐC

Chia sẻ thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc, cảnh giác dược.

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Tuesday, May 1, 2018

Top 5 điều cần biết về thuốc long đờm Acetyl cystein

Thuốc long đờm Acetyl cystein là thuốc phổ biến nhất trong dòng các thuốc điều trị các rối loạn về tiết dịch đường hô hấp. Acetyl cystein thường được dùng nhất trong những trường hợp ho có đờm, Ngoài ra, Acetyl cystein còn hữu ích trong các bệnh viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi có kèm tăng tiết dịch đường hô hấp.

Thuốc long đờm Acetyl cystein, những điều cần biết
Thuốc long đờm Acetyl cystein, những điều cần biết

1. Acetyl cystein là thuốc "long đờm", không phải thuốc "tiêu đờm"

Acetyl cystein tác động lên đờm bằng cách cắt đứt cầu nối disulphid của các glycoprotein cao phân tử, làm liên kết của khối đờm trở nên lỏng lẻo, dễ dàng long ra khỏi niêm mạc đường hô hấp và dễ khạc ra ngoài khi có phản xạ ho.

Vì thế, Acetyl cystein là thuốc long đờm, loãng đờm chứ không có tác dụng tiêu đờm. Thực tế, tác động của acetyl cystein còn làm tăng thể tích khối đờm chứ không làm tiêu đờm. 

2. Không phối hợp thuốc long đờm Acetyl cystein với thuốc ho

Mục đích sử dụng thuốc long đờm Acetyl cystein là để giúp tống khứ đờm ra khỏi đường hô hấp dễ dàng hơn khi có phản xạ ho. Việc sử dụng thuốc ho, nhất là các thuốc ức chế ho trung ương như Codein (Codepect), Dextromethorphan (methorphan) làm mất phản xạ ho, không khạc đờm ra ngoài được.

Ngoài ra, Acetyl cystein cũng không được chỉ định cho các bệnh nhân không có khả năng khạc đờm như trẻ nhỏ, người già yếu.

3. Nên uống nhiều nước khi sử dụng thuốc long đờm Acetyl cystein

Việc cắt đứt cầu nối disulphid kết hợp với uống nhiều nước sẽ làm tăng hiệu quả làm loãng đờm, long đờm lên rất nhiều. Vì thế, uống nhiều nước là cần thiết để tăng cường hiệu quả của các thuốc long đờm acetyl cystein.

Bên cạnh đó, sử dụng thuốc long đờm Acetyl cystein cần tránh phối hợp với các thuốc kháng histamin. Các thuốc kháng histamin có tác dụng chống dị ứng, giảm ho nhưng gây khô miệng, giảm tiết dịch đường hô hấp dẫn tới đờm bị đặc, khó khạc ra ngoài. 

4. Không sử dụng thuốc long đờm Acetyl cystein cho trẻ em dưới 2 tuổi

Đã có những báo cáo về phản ứng bất lợi nguy hiểm của Acetyl cystetin đối với trẻ em dưới 2 tuổi. Vì thế, tất cả các thuốc long đờm Acetyl cystein đều có chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi. Tuy nhiên trong thực tế, vì chủ quan và thiếu hiểu biết, việc sử dụng các thuốc này cho trẻ em dưới 2 tuổi ở ta còn khá phổ biến.

5. Các biệt dược phổ biến nhất của Acetyl cystein  tại Việt Nam

Các biệt dược của Acetyl cystein tại Việt Nam hiên nay khá phong phú, cả về hàm lượng, dạng bào chế và quy cách đóng gói. Dạng bào chế phổ biến nhất là bột pha dung dịch, kế tới là dạng viên uống. Hàm lượng phổ biến của acetyl cystein là 100 mg và 200 mg.

Các biệt dược phổ biến nhất của thuốc long đờm Acetyl cystein tại Việt Nam hiện nay là: Acemuc của Sanofi synthelabo (Acemuc 200 mg, Acemuc 100 mg), Mitux của dược Hậu Giang, Exomuc của Bouchara Recordati (Pháp).  

Post Bottom Ad