Thuốc giải rượu có giải được rượu? - THÔNG TIN THUỐC

THÔNG TIN THUỐC

Chia sẻ thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc, cảnh giác dược.

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Wednesday, September 27, 2017

Thuốc giải rượu có giải được rượu?

Cuộc sống hiện đại phải giao tiếp nhiều cộng với đặc điểm văn hóa của người Việt mình khiến cho bia rượu không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên tửu lượng mỗi người mỗi khác, không phải ai cũng uống nhiều được. Có nhiều người đã tìm tới "thuốc giải rượu" nhằm tìm cách cứu vãn cho tửu lượng hạn chế của bản thân. Liệu thuốc giải rượu có phải giải pháp cho vấn đề này hay không? Hãy cùng blog Thông tin thuốc phân tích xem thuốc giải rượu có giải được rượu hay không nhé!

Thuốc giải rượu có giải được rượu?
Thuốc giải rượu có giải được rượu?

"Thuốc giải rượu" là cách gọi theo kiểu quen miệng mà thành chứ trong ngành dược không có thuật ngữ "Thuốc giải rượu". Môn dược lý học cũng chưa từng có nhóm thuốc nào là thuốc giải rượu cả. Các loại "thuốc giải rượu" trên thị trường hiện nay cơ bản có 2 nhóm chính: Nhóm thứ nhất là các acid hữu cơ phối hợp với các vitamin nhóm B. Nhóm thứ 2 là sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ dược liệu. 

Một số sản phẩm phổ biến thuộc nhóm 1 có thể kể tới: RU-21, ME-21, Voskyo3,....Các sản phẩm này có thành phần chính là các acid hữu cơ (acid fumaric, acid glutamic, acid succinic,...) và các vitamin nhóm B (vitamin B1, vitamin B2, vitmin B3, vitamin B6, vitamin PP,...). Về lý thuyết, các acid hữu cơ có khả năng chuyển hóa rượu thành este thông qua phản ứng giữa acid hữu cơ với ethanol. Trong thực tế, hiệu quả chuyển hóa của các acid hữu cơ là không nghĩa lý. Thứ nhất là do tỷ lệ acid quá ít so với rượu. Thứ hai là tốc độ rượu hấp thu rất nhanh, chỉ sau vài chén đã có thể say đứ đừ rồi, nó đâu có chờ phản ứng este hóa rượu diễn ra mới ngấm vào máu đâu. 

Còn về các vitamin nhóm B có trong thuốc giải rượu, phải nói thẳng là cũng chỉ để cho có. Vitamin nhóm B có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể, nhưng chỉ là chuyện sau này, khi đã...ngấm rượu. Còn khi uống rượu, trộn cả tấn vitamin nhóm B vào uống thì cũng vẫn say như thường.

"Thuốc giải rượu" nhóm 2 chủ yếu là các cao dược liệu đóng vào nang, dập viên nén hoặc dưới dạng trà tan, trà túi lọc,...Một số dược liệu thường được sử dụng cho loại này là Cà gai leo, Giảo cổ lam, diệp hạ châu, khúng khéng,....Những dược liệu này đúng đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ chức năng gan, trong đó có vấn đề thải trừ bia rượu. Tuy nhiên phải dùng với lượng lớn và dài ngày mới có tác dụng, đồng thời tác dụng thường chậm. Chính vì thế dùng các sản phẩm loại này với mục đích nâng cao tửu lượng hay chống say xỉn là hoàn toàn vô ích.

Tóm lại những lời quảng cáo "thuốc giải rượu" hiện nay chỉ là quảng cáo. Hiện nay chưa có thuốc giải rượu. Cuộc sống ngày nay khó tránh được việc phải uống bia rượu khi giao tiếp tuy nhiên cũng nên căn cứ vào tửu lượng của bản thân để có điểm dừng. Khi cần phải uống thì nên ăn nhẹ trước khi đi hoặc trong buổi nhậu nên tranh thủ vừa ăn vừa uống. Cơm, cháo, bánh mỳ,...(nói chung là đồ ăn có tinh bột) sẽ giúp giảm hấp thu rượu bia đáng kể giúp bạn đỡ say.  

Post Bottom Ad