Đơn thuốc điều trị viêm mũi dị ứng - THÔNG TIN THUỐC

THÔNG TIN THUỐC

Chia sẻ thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc, cảnh giác dược.

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Sunday, February 4, 2018

Đơn thuốc điều trị viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng là một bệnh lý phổ biến. Bệnh thường không ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và tính mạng nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người bệnh. Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị viêm do dị ứng với các tác nhân gây dị ứng, gọi là dị nguyên. Điều trị tận gốc bệnh viêm mũi dị ứng là rất khó bởi vì việc xác định dị nguyên gây viêm mũi dị ứng là không đơn giản. Ngay cả khi xác định được nguyên nhân thì việc cách ly người bệnh khỏi dị nguyên cũng rất khó bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc phải chuyển nơi ở sang vùng không có dị nguyên đã xác định. Hầu hết người bệnh viêm mũi dị ứng phải chấp nhận "sống chung với lũ" suốt đời. 


Bệnh viêm mũi dị ứng rất khó điều trị dứt điểm bằng đơn thuốc theo tây y
Bệnh viêm mũi dị ứng rất khó điều trị dứt điểm bằng đơn thuốc theo tây y

1. Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Triệu chứng và mức độ bệnh viêm mũi dị ứng có sự khác nhau ở nhiều người bệnh. Tuy nhiên, bệnh viêm mũi dị ứng ở đa số trường hợp có những triệu chứng phổ biến sau đây:

  • Triệu chứng ở mũi: Nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi đôi khi xì ra cả tia máu lẫn trong nước mũi
  • Họng, tai: Ngứa họng, ngứa tai trong. Đôi khi có rát họng, khản tiếng, ù tai
  • Mắt: Thường bị chảy nước mắt, đôi khi có ngứa, đỏ.
  • Các triệu chứng khác: Mệt mỏi, kém tập trung, ngủ ngáy, đôi khi có sốt.

2. Mục tiêu điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Như đã nói ở trên, việc điều trị dứt điểm, điều trị tận gốc bệnh viêm mũi dị ứng là rất khó. Đối với Tây y, mục tiêu điều trị bệnh viêm mũi dị ứng gồm có 3 mục tiêu chính sau đây:

  • Điều trị triệu chứng
  • Giảm tần suất mắc bệnh viêm mũi dị ứng đợt cấp
  • Nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng

3. Đơn thuốc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Với những mục tiêu điều trị như trên, một đơn thuốc điều trị viêm mũi dị ứng thông thường gồm có các nhóm thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng histamin H1: Các thuốc kháng histamin H1 là chủ đạo trong đơn thuốc điều trị viêm mũi dị ứng. Các thuốc này có tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa, giảm tiết dịch đường hô hấp. Các thuốc kháng histamin H1 thường dùng là Chlopheniramin, Alimemazin, Loratadin, Fexofenadin,  
  • Thuốc chống viêm Steroid (Corticoid): Để tăng hiệu quả chống viêm, chống dị ứng, đơn thuốc điều trị viêm mũi dị ứng cũng thường có thêm một thuốc chống viêm Steroid (corticoid). Trong trường hợp này, dạng thuốc xịt phun mù thường được sử dụng để phát huy tốt tác dụng tại chỗ và hạn chế tác dụng phụ trên toàn thân. Các thuốc corticoid tốt nhất cho trường hợp này là Fluticsone (Flixonase) và Budesonid
  • Thuốc gây co mạch, chống sung huyết: Đơn thuốc điều trị viêm mũi dị ứng cũng thường sử dụng các thuốc có hoạt tính giống giao cảm để phát huy tác dụng gây co mạch, giảm nghẹt mũi, chống sung huyết mũi. Các thuốc phổ biến là Xylometazolin và Oxymetazolin. Dạng bào chế thường là dung dịch nhỏ mũi hoặc phun mù.
  • Thuốc kháng sinh: Trong đa số trường hợp viêm mũi dị ứng thì việc sử dụng thuốc kháng sinh là không cần thiết. Tuy nhiên trong một số trường hợp có kèm nhiễm khuẩn (viêm rát họng, có đờm, nước mũi xanh, vàng, đặc,...) thì việc phối hợp thuốc kháng sinh trong đơn thuốc là cần thiết.
  • Vitamin, thuốc bổ: Để nâng cao thể trạng và tăng sức đề kháng cho người bệnh, thường phối hợp thêm một loại multivitamin vào đơn thuốc.

Ví dụ một đơn thuốc điều trị viêm mũi dị ứng dành cho người lớn:

  • Fexofenadin  (Telfast 180) 180 mg x 10 viên. Uống 1 viên/ lần x 01 lần/ ngày.
  • Thuốc xịt mũi Fluticasone (Flixonase) 0,05 % x 01 chai. Xịt 2 nhát vào mỗi bên mũi/ lần x 02 lần/ ngày.
  • Thuốc nhỏ mũi Xylometazoline (Otrivin) 0,1% x 01 lọ. Ngày nhỏ 2-3 lần theo nhu cầu.
  • Enervon C x 30 viên. Ngày uống 01 lần x 01 viên sau ăn. 


Trên đây là ví dụ về một đơn thuốc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Đơn thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo và không có ý nghĩa áp dụng cho mọi trường hợp bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Việc dùng thuốc và điều trị cần qua thăm khám của bác sỹ. 
  

Post Bottom Ad