IDSA cập nhật hướng dẫn chẩn đoán, quản lý tiêu chảy lây nhiễm - THÔNG TIN THUỐC

THÔNG TIN THUỐC

Chia sẻ thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc, cảnh giác dược.

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Monday, February 5, 2018

IDSA cập nhật hướng dẫn chẩn đoán, quản lý tiêu chảy lây nhiễm

Ngày 02/02/2018 vừa qua, Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA) đã có hướng dẫn cập nhật chẩn đoán, quản lý tiêu chảy lây nhiễm. Thông tin được đăng trên trang AAP của Mỹ. Website Thông tin thuốc xin lược dịch những nội dung chính để bạn đọc tham khảo.

Vừa qua, IDSA đã có cập nhật hướng dẫn chẩn đoán, quản lý tiêu chảy lây nhiễm
Vừa qua, IDSA đã có cập nhật hướng dẫn chẩn đoán, quản lý tiêu chảy lây nhiễm

Bệnh tiêu chảy là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, nguyên nhân thông thường nhất là noro virus có liên quan đến gần 1 triệu lượt thăm khám ngoại trú và 14000 lượt nhập viện hàng năm tại Mỹ. Các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn thông thường là các loài Salmonella enterica (42%), Shigella (21%), Yersinia (5%), E.coli (3%).  
Tiêu chảy có thể được định nghĩa là  đi ngoài phân lỏng 3 lần trở lên trong khoảng thời gian 24 giờ. Triệu chứng kéo dài dưới hai tuần được xem là tiêu chảy cấp, trong khi các triệu chứng 14- 29 ngày được coi là tiêu chảy dai dẳng và 30 ngày trở lên là tiêu chảy mạn tính.

Bài viết cập nhật của IDSA trên AAP
Bài viết cập nhật của IDSA trên AAP

Chẩn đoán tiêu chảy lây nhiễm

Các hướng dẫn của IDSA khuyến cáo những bệnh nhận có nguy cơ cao mắc bệnh là trẻ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch và người cao tuổi hoặc người trong vùng có dịch bệnh. Bằng cách nhận biết các dấu hiệu lâm sàng như tiêu chảy kèm sốt, đau bụng trầm trọng, phân lẫn máu hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác, bác sỹ có thể phát hiện nguyên nhân gây bệnh.
Có hai cách để xét nghiệm chẩn đoán: Xét nghiệm nuôi cấy và xét nghiệm CIDTs.

Điều trị tiêu chảy lây nhiễm


  • Bù nước và điện giải cho người bệnh là biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy lây nhiễm. Điều này đặc biệt quan trọng ở trẻ em và người cao tuổi.
  • Điều trị bằng kháng sinh nên được sử dụng trong trường hợp xác định dấu hiệu nhiễm khuẩn đáng tin cậy về mặt lâm sàng.
  • Ở trẻ sơ sinh, nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ trong suốt thời gian điều trị tiêu chảy.

Phòng ngừa

Vệ sinh

Hầu hết các vi sinh vật có liên quan đến tiêu chảy nhiễm trùng lây lan qua đường tiêu hóa. Vệ sinh tay thích hợp có thể làm gián đoạn chu kỳ miệng. Bên cạnh đó việc chuẩn bị và bảo quản thực phẩm phù hợp, vệ sinh, tránh nguồn nước bẩn là cần thiết.

Tiêm chủng


  • Rota virus là nguyên nhân gây tiêu chảy hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi, gây ra 3 triệu đợt viêm đường tiêu hóa cấp và 27000 lượt nhập viện hàng năm. Học viện khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh nên được tiêm chủng vắc xin phòng ngừa Rota virus. 
  • Hai vắc xin phòng bệnh tả và một loại vắc xin thương hàng được cấp phép ở Hoa Kỳ để sử dụng cho khách du lịch.

Sức khỏe cộng đồng

Tất cả các bệnh được liệt kê trong Hệ thống giám sát bệnh tật quốc gia, kể cả những bệnh gây ra tiêu chảy cần được báo cáo cho cục y tế địa phương hoặc tiểu bang thích hợp.

Trên đây là lược dịch bài viết trên trang AAP của Mỹ ngày 02/02/2018 về "cập nhật hướng dẫn chẩn đoán, quản lý tiêu chảy lây nhiễm " của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA). Bản gốc đầy đủ bằng tiếng Anh bạn đọc có thể xem ở đây  

Post Bottom Ad